Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa binh pháp
chính 正
tt. đgt. đúng, không tà vạy, không lỗi đạo, khiến cho lòng quay trở về với đạo chính. Trị dân sơ lập lòng cho chính, có nước thường in nguyệt khá rây. (Bảo kính 137.5). Dịch từ cụm “chính tâm” (正心). Sách Lễ Ký thiên Đại Học ghi: “Muốn tu thân trước phải chính tâm” (欲脩其身者,先正其心). Tư Mã Quang trong giao chỉ hiến kỳ thú phú ghi: “Ta từng nghe rằng thánh nhân xưa khi trị thiên hạ thì lấy việc chính tâm làm gốc” (吾聞古聖人之治天下也,正心以為本).
dt. thuật ngữ trong binh pháp thời cổ, trỏ việc tập kích. Nước dẫy triều cường, cuối bãi đầy, làm “kỳ”, “chính” kháo nên bầy. (Nhạn trận 249.2). x. kỳ.
kỳ 奇 / 竒
dt. thuật ngữ binh pháp thời cổ. Đối Trận đánh trực diện thì gọi là “chính”, phục binh ngầm đánh thì gọi là “kỳ”. Sách Tôn Tử ghi: “Tất cả ba quân có thể khiến đánh địch mà không bao giờ bại, chính là hai thế “kỳ” và “chính” mà thôi. (三軍之眾,可使必受敵而無敗者,奇正是也). Nước dẫy triều cường, cuối bãi đầy, làm “kỳ”, “chính” kháo nên bầy. (Nhạn trận 249.2).
trận 陣
dt. nghĩa gốc là bày chiến xa sắp hàng theo các thế trong binh pháp. Sách Bội Huề Tập ghi “quân đội bày thế là trận” (軍陳爲陣). Một bầu hoà biết lòng Nhan Tử, tám trận khôn hay chước Khổng Minh. (Bảo kính 156.6) x. tám trận.